Dân số Long Thành sẽ tăng trong vòng 10 năm tới?
24 Tháng 5, 2021
Tháng 07-2019, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 448/QĐ-BXD công nhận Khu vực thị trấn Long Thành mở rộng đạt tiêu chí Đô thị loại IV. Đây là tiền đề để huyện tiếp tục “tăng tốc” trong phát triển kinh tế – xã hội, dân số Long Thành trở thành một trong những khu đô thị lớn của tỉnh và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Năm 1976, từ một khu dân cư nhỏ ven Quốc lộ 51, thị trấn Long Thành đã được phát triển nhanh với các công trình hành chính, dịch vụ của huyện. Với lợi thế nằm trên Quốc lộ 51 đã tạo điều kiện cho thị trấn phát triển theo hướng là một trung tâm hành chính, Kinh tế – Văn hóa – Xã hội cấp vùng. Kinh tế phát triển, dân số thị trấn tăng nhanh. Đến năm 2019, dân số Long Thành đã lên đến 52.000 người, trong khi năm 2012 chỉ là 34.678 người. Dân số Long Thành được tổ chức trong 6 khu phố: Văn Hải, Phước Hải, Phước Thuận, Phước Long, Kim Sơn và Cầu Xéo. Đến năm 2030, liệu dân số Long Thành có tăng vọt cùng sự phát triển của các dự án hạ tầng lớn của quốc gia?
“Tăng tốc” phát triển đô thị dân số Long Thành tăng nhanh
Mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch vùng huyện Long Thành là hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng đô thị trung tâm và là cực phía Đông của TPHCM. Trong đó, đến năm 2030, Long Thành cơ bản là huyện công nghiệp phát triển, đến năm 2040 sẽ trở thành một trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Với lợi thế tập trung nhiều dự án giao thông lớn của quốc gia, như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Nhơn Trạch – Long Thành; đường sắt TPHCM – Biên Hòa – Long Thành – Vũng Tàu; Quốc lộ 51… , huyện Long Thành được xem như đầu mối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, thị trấn Long Thành là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của huyện nên được công nhận là đô thị loại IV, cộng với những lợi thế trên sẽ mở ra nhiều cơ hội để kinh tế của địa phương tăng trưởng nhanh.
Hiện thu nhập bình quân đầu người của thị trấn Long Thành vào năm 2020 là 65 triệu đồng/người/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế 3 năm trở lại đây đều đạt gần 16%/năm; thu ngân sách nhà nước luôn vượt kế hoạch và có thể cân đối thu chi ngân sách.
Trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Long Thành, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đô thị Long Thành sẽ là khu vực trung tâm phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ của tỉnh. Đồng thời, đô thị Long Thành là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm công nghiệp công nghệ cao. Đây cũng là đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thị trấn Long Thành đạt tiêu chí đô thị loại IV phù hợp với định hướng quy hoạch kinh tế – xã hội. Đồng thời là cơ sở để tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị theo tiêu chí cao hơn, nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị và phát triển kinh tế – xã hội tương xứng với vị thế là đô thị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện. Sau khi thị trấn được mở rộng sẽ tiếp tục nâng cao các tiêu chí để trở thành đô thị loại III vào giai đoạn 2020 – 2030. Do nhu cầu phát triển, khu vực thị trấn Long Thành sẽ mở rộng, tăng diện tích hiện hữu là 928ha, lên gấp gần 2 lần là 1.743ha.
Thị trấn Long Thành nằm ở trung tâm huyện Long thành, tiếp giáp QL51 từ thành phố Biên Hoà đi Vũng tàu, cách TPHCM 60km, cách TP. Biên Hòa 33 km và TP. Vũng Tàu 60km. Phía Nam giáp H. Nhơn Trạch và đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, phía Đông giáp đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Với sự hiện diện của sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, một tam giác vàng logistics miền Nam cũng dần hoàn thiện tại trung tâm Long Thành bao gồm: cảng hàng không, nút giao cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây với quốc lộ 51, Cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép (hiện tiếp nhận tới 50% tổng lượng hàng hóa của cả nước) dân số Long Thành tăng nhanh, sẽ là cú hích mạnh mẽ trong phát triển kinh tế công nghiệp, tập trung phần lớn lực lượng lao động, chuyên gia, kỹ sư, quản lý toàn vùng. Từ đó, kéo theo nhu cầu nhà ở cho chuyên gia cực kỳ lớn.
Tuy nhiên, nguồn cung về nhà ở, tiện ích… xung quanh các KCN hiện nay vẫn còn quá ít chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo khảo sát, hầu hết các chuyên gia làm việc tại các cụm công nghiệp chủ lực trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn phải lưu trú ở các thành phố lớn, mỗi ngày phải di chuyển từ 2-3 tiếng đồng hồ từ nơi ở đến nơi làm việc. Điều này không chỉ làm lãng phí thời gian mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng, tinh thần làm việc của các chuyên gia. Về lâu dài cũng sẽ là rào cản gây hao hụt nguồn nhân lực, ảnh hưởng lớn trong phát triển công nghiệp và kinh tế nói chung.
Với vị trí thuận lợi chỉ cách quận 1 (TPHCM) khoảng 30 phút di chuyển xe ô tô bằng đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, nằm ở trung tâm tam giác vàng logistics của miền Nam trong tương lai, thông thương quốc tế, trung tâm Long Thành được đánh giá là nơi có vị trí thuận tiện nhất để phát triển các dự án nhà ở. Do đó, khu vực này đang phát triển nhiều dự án khu đô thị. Từ trung tâm Long Thành đi ra các vùng lân cận như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Vũng Tàu… cũng vô cùng dễ dàng nhờ hệ thống giao thông đồng bộ trong vài năm tới. Đặc biệt là tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng đang được tích cực triển khai để giảm tải áp lực cho QL 51. Như vậy đối với các chuyên gia làm việc tại TPHCM, các khu vực lân cận như Biên Hòa, Vũng Tàu, cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép hoàn toàn có thể chọn nơi này để an cư lạc nghiệp.
Sự gia tăng dân số Long Thành cũng góp phần tạo động lực cho sản phẩm bất động sản tăng giá trị và tạo tính thanh khoản tốt. Theo UBND huyện Long Thành, thị trấn Long Thành mở rộng có 17 dự án phát triển đô thị, trong đó có các dự án đã hoàn thành và nhiều dự án đang triển khai. Đặc biệt, dự án Khu dân cư iD Junction của Chủ đầu tư Long Thành Riverside và Nhà phát triển Tây Hồ Group là dự án khu đô thị kết nối và giao thoa, giao điểm thương mại miền Nam, tọa lạc ngay tam giác vàng logistics, không những giải tỏa “cơn khát” về nhà ở cho các chuyên gia ở trung tâm Long Thành và các vùng lân cận, mà còn góp phần giúp Long Thành sớm trở thành đô thị loại III giai đoạn 2020-2030.