Giải mã sức hút của bất động sản từ vùng trọng điểm đô thị tương lai của kinh tế miền Nam
24 Tháng 5, 2021
Vùng trọng điểm đô thị tương lai phía Nam là nơi được Chính phủ ưu tiên nguồn vốn để đầu tư hạ tầng giao thông nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế. Nhờ vậy, khu vực này tạo nên sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư bất động sản.
Vùng trọng điểm đô thị tương lai phía Nam bao gồm TPHCM và 7 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang). Đây hiện là trung tâm thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất cả nước với hàng loạt dự án FDI còn hiệu lực; số lượng lớn khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động. Từ khi hình thành, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã tạo động lực lớn cho các tỉnh, thành thành viên, trở thành “đầu tàu” kinh tế cả nước, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Đây cũng là một trong những vùng kinh tế tạo động lực phát triển quan trọng hàng đầu của cả nước, đóng vai trò là một cửa ngõ giao lưu Quốc tế, cầu nối giao thương của Việt Nam với Thế giới.
Tạo bước đột phá cho khu vực “đầu tàu”
Ngày nay, làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự bùng nổ khoa học – công nghệ đang lan rộng khắp thế giới, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Vùng trọng điểm đô thị tương lai phía Nam càng cần phải đổi mới mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để tăng sức cạnh tranh toàn cầu, các quy hoạch phải có tính khả thi và được cho cơ chế thúc đẩy, với các giải pháp cụ thể để kịp thời triển khai hiệu quả. Trong tương lai, vùng cần hướng đến tạo ra một giá trị gia tăng mới, tập trung đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, bổ sung các chương trình dịch vụ cao cấp, đẩy mạnh chuỗi cung ứng mà trước hết là logistics, cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông đa dạng như đường sông, đường biển, đường bộ, đường hàng không,… Từ đó, lan tỏa ra không những trong vùng mà tạo thành đầu mối liên kết các vùng xung quanh.
Nằm trong vùng trọng điểm đô thị tương lai phía Nam, Đồng Nai từ lâu được mệnh danh là thủ phủ của các khu công nghiệp (KCN) với 32 KCN hoạt động, tổng diện tích hơn 10.000ha, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 80%. Tính đến đầu năm nay, địa phương này luôn trong tốp đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với gần 30 tỷ USD cho khoảng 1.500 dự án. Tốc độ phát triển các KCN kéo theo sự gia tăng mật độ dân số của Đồng Nai. Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, dân số tỉnh này đứng thứ năm cả nước với gần 3,1 triệu người.
Những bước phát triển về kinh tế, xã hội tác động tích cực đến quá trình đô thị hóa tại Đồng Nai, trong đó công tác đầu tư xây dựng hạ tầng được chú trọng hơn. Từ năm 2015, nhiều tuyến đường cao tốc, quốc lộ, liên tỉnh lộ được tập trung xây dựng và mở rộng như Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51, Hương lộ 10, đường 25B… Nhờ đó, định hình tương đối hệ thống giao thông liên kết giữa các đô thị trên địa bàn tỉnh; giữa Đồng Nai với các tỉnh khác trong vùng.
Bên cạnh đó, Đồng Nai tuy sở hữu quỹ đất lớn nhưng phần lớn dành cho việc xây dựng các nhà máy, KCN… Thị trường bất động sản vẫn là những giao dịch tự phát, thiếu quy hoạch, chủ yếu phân lô bán nền dẫn đến việc chưa đáp ứng đúng và đủ nhu cầu thực của người dân, nhà đầu tư và nhu cầu phát triển đô thị của tỉnh, đặc biệt là khu vực trung tâm Long Thành, giáp với Nhơn Trạch.
“Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Long Thành sẽ ưu tiên các nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, bao gồm cả phương án mở rộng và đầu tư xây dựng mới các tuyến đường giao thông phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tuyến đường số 1), đường liên huyện và liên tỉnh trong vùng trọng điểm đô thị tương lai phía Nam” – ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho hay.
Mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch vùng huyện Long Thành là hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng đô thị trung tâm và là cực phía Đông của TPHCM. Trong đó, đến năm 2030, Long Thành cơ bản là huyện công nghiệp phát triển, đến năm 2040 sẽ trở thành một trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Vì sao bất động sản Long Thành trở thành vùng trọng điểm đô thị tương lai?
Sự chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, cùng sự xuất hiện của cảng hàng không quốc tế Long Thành đã tạo đà cho bất động sản khu vực Long Thành trở nên nóng sốt hơn bao giờ hết.
Về đường bộ, tuyến cao tốc xương sống trong việc kết nối các vùng kinh tế miền Nam là Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây hiện đang được nghiên cứu mở rộng lên 10 – 12 làn xe để giảm tải ùn tắc. Ngoài ra, Quốc lộ 51 từ Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đến Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), dài 73,6 km đang hoàn thiện mở rộng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp I, quy mô 6 làn xe. Và đường liên cảng Cái Mép Thị Vải: từ cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đến cảng Phước An (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), dài 21,3km, quy mô xây dựng 6 làn xe. Đây là những tuyến đường trọng điểm của khu vực kinh tế phía Nam.
Về đường thủy, nhóm cảng biển số 5 theo quy hoạch sẽ hình thành ba cụm cảng chính là cụm cảng TPHCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, khu vực cảng trên sông Cái Mép – Thị Vải được chú trọng phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế, đồng thời là động lực phát triển kinh tế cho cả vùng trọng điểm đô thị tương lai phía Nam. Từ đó hình thành nên thế kiềng 3 chân vững chắc cho logistics khu vực Long Thành gồm Cảng nước sâu Cái Mép, Thị Vải, Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và Sân bay Long Thành.
Một trong những lý do khiến giá bất động sản ở trung tâm Long Thành sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới là do sự xuất hiện của hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm nối liền các tỉnh lân cận như TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, thậm chí giao thương Quốc tế đều hội tụ ở đây.
Nhận định về định hướng phát triển bền vững của thị trường bất động sản, Nhà phát triển Tây Hồ Group không ngừng chuẩn bị nguồn lực, quỹ đất lớn trên 40ha, đón sóng đầu tư từ trung tâm Long Thành – (khu vực giáp ranh Nhơn Trạch), chọn đúng vị trí đắc đia khai thác dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng giữa lòng đô thị mang tên ID Junction. Dự án tạo sự kết nối liên vùng từ trung tâm TPHCM qua Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, nối liền các tuyến đường huyết mạch đến Cảng Thị Vải – Cái Mép, đặc biệt nằm trên tuyến đường số 1 dẫn trực tiếp vào sân bay Long Thành. Vị trí của dự án là cửa ngõ dẫn đến sân bay quốc tế, thành phố du lịch và khu đô thị ven sông, hứa hẹn sẽ thu hút làn sóng đầu tư mạnh mẽ trong và ngoài nước.