Là dự án khu đô thị tọa lạc ngay tam giác vàng logistics, trở thành giao điểm thương mại miền Nam, có xu hướng phát triển bền vững, ID Junction mở ra các cơ hội kết nối giữa các tỉnh thành, nội địa và Quốc tế.

Cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép, sân bay Quốc tế mới Long Thành và nút giao của các tuyến đường giao thông quan trọng nhất: cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51, tàu cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chính là tam giác vàng logistics của khu vực phía Nam.

Giao điểm thương mại giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Xét về góc độ vĩ mô, ID Junction nằm ngay giao điểm thương mại giữa vùng kinh tế Đông Nam Bộ lớn nhất miền Nam và cả nước là TPHCM, Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa -Vũng Tàu (chiếm khoảng 60% GDP cả nước). Đây hiện là khu vực thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất cả nước với hàng loạt dự án FDI còn hiệu lực; số lượng lớn khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động; là một trong những vùng kinh tế tạo động lực phát triển quan trọng hàng đầu của cả nước; đóng vai trò như cửa ngõ kinh tế, cầu nối giao thương của Việt Nam với thế giới.

Trong xu thế tất yếu của phát triển kinh tế vùng, TPHCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu từ lâu đã được xem là tam giác vàng trong chiến lược kết nối và phát triển. Là đầu tàu kinh tế cả nước, “tam giác vàng” này được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ về Logistics, đặc biệt là ở khu vực Đồng Nai. Do đó, sự kết nối tự nhiên của vị trí địa lý đã gắn TPHCM với Đồng Nai – nơi đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ những năm qua trở thành “cửa ngõ” trung tâm phát triển kinh tế của khu vực do những đặc điểm thuận lợi kết nối đô thị trung tâm và các tỉnh lân cận. Khảo sát cho thấy hiện có hàng chục công trình hạ tầng lớn đang triển khai trên địa bàn huyện Long Thành (Đồng Nai), đặc biệt là khu vực thị trấn Long Thành giáp Nhơn Trạch kết nối với các địa phương khác.

Mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch vùng huyện Long Thành là hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế động lực của  tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng đô thị trung tâm và là cực phía Đông của TPHCM là giao điểm thương mại miền Nam. Trong đó, đến năm 2030, Long Thành cơ bản là huyện công nghiệp phát triển, đến năm 2040 sẽ trở thành một trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao.

Đánh giá về triển vọng của thị trường, nhiều chuyên gia nhận định rằng bất động sản ở trung tâm Long Thành phù hợp với nhiều chiến lược đầu tư khác nhau. Việc chốt lời trong ngắn hạn vẫn có thể xảy ra đối với các nhà đầu tư lướt sóng. Đồng thời, đa số nhà đầu tư dài hạn vẫn đánh giá rằng thị trường ở trung tâm Long Thành còn nhiều dư địa tăng trưởng, tỉ lệ sinh lời tốt và tính thanh khoản cao nhờ có sự phát triển hạ tầng đồng bộ, tiến độ của các dự án đường cao tốc, sân bay trong tương lai.

Đón sóng đầu tư từ trung tâm Long Thành – khu vực giáp ranh Nhơn Trạch, Tây Hồ Group đã chuẩn bị nguồn lực, quỹ đất lớn trên 40ha khai thác dự án ID Junction. Đây là dự án khu đô thị có vị trí chiến lược, mở ra các cơ hội kết nối giữa các tỉnh thành, nội địa và Quốc tế.

Giao điểm thương mại về hạ tầng khu vực miền Nam

Xét về góc độ vi mô, dự án ID Junction tọa lạc ngay giao điểm thương mại miền Nam trong tương lai, có xu hướng phát triển bền vững. Đó là trung tâm của tam giác vàng logistics của khu vực phía Nam gồm: Cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép, sân bay Quốc tế mới Long Thành và nút giao của các tuyến đường giao thông quan trọng nhất: cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51, tàu cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Đây được xem là giao điểm về hạ tầng của các khu logistics, các tuyến giao thông trọng điểm, các dự án hạ tầng trọng điểm như sân bay, cao tốc, đường sông, cảng nước sâu.

Dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ tại thị xã Phú Mỹ với diện tích khoảng 1.763ha (trong đó Trung tâm Logistics và bến cảng Cái Mép Hạ là 1.122ha). Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, là cảng cửa ngõ phía Nam gắn liền với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là khu vực có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm gần với các tuyến trung chuyển hàng hóa quốc tế, có tuyến vận hành thường xuyên của các tàu tải trọng lớn giao lưu liên kết giữa các trung tâm kinh tế lớn của thế giới, giao điểm thương mại miền Nam có luồng sâu (-14m) và là 1/21 bến cảng trên thế giới tiếp đón được siêu tàu container sức chở từ 18.000 TEU trở lên.

Dự án đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đã hoàn tất và thông xe từ năm 2015. Cuối năm 2019, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu cho mở rộng tuyến cao tốc này lên 12 làn xe thay vì 8 làn xe như dự kiến ban đầu nhằm giảm tải ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo kết nối đồng bộ khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.

Dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 14.956 tỷ đồng cho giai đoạn 1, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 12.166 tỷ đồng (trong đó 4.723 tỷ đồng giải phóng mặt bằng); đoạn qua Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 2.790 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng 720 tỷ đồng). Theo đánh giá từ UBND tỉnh Đồng Nai, hiện nay, tình trạng kẹt xe trên quốc lộ 51 trở nên thường xuyên, làm ách tắc giao thông trên tuyến đường và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội. Do vậy, việc sớm đầu tư tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, giải tỏa áp lực giao thông cho quốc lộ 51 là hết sức cấp thiết.

Cũng trong năm 2019, Chính phủ đã bố trí 500 tỷ đồng khởi công cầu Phước An để phá thế độc tuyến quốc lộ 51 bằng tuyến liên cảng nối vào đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.  Tuyến đường có chiều dài gần 5,3km, điểm đầu giao với Đường 319 và điểm cuối giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Dự án sẽ thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hóa của các khu công nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch đến các cảng biển thuộc hệ thống cảng biển nhóm 5 và cảng Cái Mép – Thị Vải. Trong tương lai, khi hệ thống Cảng Cái Mép – Thị Vải tăng công suất, việc sớm có đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ giảm tải ùn tắc cơ bản.

Các dự án như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết ( khởi công vào quý III/2020), Dầu Giây – Liên Khương cũng đã được Chính phủ chú trọng triển khai, dần hoàn thiện cao tốc Bắc Nam. Khi đó, trung tâm Long Thành cũng được hưởng lợi vì kết nối với các thành phố lớn có tiềm năng mạnh về du lịch như Phan Thiết, Đà Lạt….

Tọa lạc ngay trên tuyến đường số 1 dẫn trực tiếp vào Cảng hàng không quốc tế mới Long Thành, nằm ngay nút giao của cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây với quốc lộ 51 và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tương lai kết nối với Cảng Thị Vải- Cái Mép trở thanh giao điểm thương mại miền Nam, dự án ID Junction sở hữu vị thế đắc địa mà hiện tại chưa có dự án nào tại Long Thành có được, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đây vừa là tuyến giao thông đường bộ quan trọng nhất kết nối vào sân bay Long Thành, vừa là đường công vụ để triển khai xây dựng giai đoạn 1 của sân bay.

Dự án ID Junction – Giao điểm thương mại miền Nam

Quy mô

  • Tổng diện tích toàn khu 40.7 ha
  • Mật độ xây dựng toàn khu:  ~25%
  • Mật độ cây xanh và mặt nước ~40%
  • Mặt bằng tổng thể

Các hạng mục chính

  • Khu Nhà ở thấp tầng (Song lập & Đơn lập)
  • Khu Chung cư cao cấp (Chung cư kết hợp TMDV)
  • Khu Thương mại Dịch Vụ
  • Trường học liên cấp
  • Khu thể thao phức hợp
  • Khu Quảng trường & Hồ trung tâm

Vị trí vàng logistics

Cách quận 1 – TPHCM 30 phút di chuyển xe ô tô, nằm ngay giao điểm của cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51, đồng thời cách sân bay Quốc tế mới Long Thành chỉ 5km, ID Junction nằm ngay tam giác vàng Logistics tương lai của cả miền Nam, thông thương Quốc tế.

Kết nối với các tiện ích ngoại khu