Giao điểm vàng Logistics đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và quốc lộ 51 hứa hẹn sẽ trở thành đầu mối liên kết toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế về mọi ngành nghề theo xu hướng ổn định và bền vững 

Đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường bộ cao tốc nằm trong tuyến đường bộ cao tốc phía Đông thuộc quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam từ TPHCM nối quốc lộ 51, sân bay Quốc tế Long Thành và quốc lộ 1A. Được khởi công từ năm 2009 với tổng số vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, dự án đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55km đi qua địa phận TPHCM và Đồng Nai chính thức khánh thành đưa vào khai thác toàn tuyến từ ngày 8.2.2015.

Khẩn trương phát triển hạ tầng giao thông

Với sự xuất hiện của hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm nối liền các tỉnh lân cận TPHCM, diện mạo vùng kinh tế trọng điểm miền Nam hứa hẹn sẽ có sự thay đổi lớn. Đặc biệt là tại trung tâm Long Thành (Thị trấn Long Thành giáp Nhơn Trạch) – nơi hưởng lợi nhiều mặt về kinh tế nhờ vị trí nằm ngay giao điểm vàng logistics miền Nam gồm cảng hàng không tương lai, các tuyến cao tốc và Cảng biển. 

Điểm giao Quốc lộ 51 và TPHCM – Long Thành – Dầu Giây

Tuyến cao tốc xương sống trong việc kết nối các vùng kinh tế miền Nam, là nút giao thông quan trọng nhất ở khu vực miền Nam giúp kết nối giao thông, kinh tế các tỉnh miền Tây, Đông Nam bộ, TPHCM và Tây nguyên, tiếp nhận lượng hàng hóa, vận chuyển lớn nhất khu vực.

Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây rút ngắn cự ly và thời gian đi lại giữa TPHCM và Dầu Giây từ 3 giờ xuống còn 1 giờ, hay từ TPHCM đi Vũng Tàu chỉ còn 1,5 giờ, nhanh hơn trước đây 1 giờ.

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai, đã đề xuất Thủ tướng xem xét đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 – 12 làn xe thay vì 8 làn xe như ban đầu nhằm giảm tải ùn tắc giao thông tại nhiều điểm giao quan trọng.  

Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55km, trung bình mỗi ngày có khoảng 75.000 lượt ô tô đi qua cao tốc, trong khi theo thiết kế chỉ có 59.000 lượt/ngày. 

Đối với đoạn giao quốc lộ 51, các đơn vị đang cải tạo và mở rộng đầu nhánh vào đường cao tốc, đồng thời mở thêm làn đường lưu thông qua vòng xoay của nút giao này để hạn chế xung đột giao thông. 

Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, cần triển khai sớm việc mở rộng tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (từ 8 làn lên 10-12 làn) để phục vụ được lượng xe tăng nhanh khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động trong tương lai. Cũng cần sớm xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đưa cao tốc Bến Lức – Long Thành vào khai thác để xử lý dứt điểm ùn tắc ở khu vực này.

Giao điểm vàng logistics – liên kết vùng trọng yếu

Nút giao cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây với Quốc lộ 51 giúp kết nối nhiều tỉnh thành với Cảng hàng không Quốc tế, cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, tạo cú hích phát triển vượt bậc về kinh tế cho khu vực đầu tàu kinh tế phía Nam. Dự báo trong vài năm tới, tuyến đường này sẽ tạo ra nhịp độ giao thương hàng hóa nhộn nhịp nhất khu vực sân bay Quốc tế mới.

Bên cạnh đó, với sự hiện diện của tuyến đường số 1 chạy thẳng vào sân bay, kết nối trực tiếp với quốc lộ 51 sẽ là cú hích mạnh mẽ về hạ tầng, tạo điều kiện di chuyển thuận lợi cho người dân và xe cộ lưu thông hàng hóa đi ra các nước.  Theo các chuyên gia, với những điểm nhấn quan trọng về hạ tầng, cách TPHCM chỉ 30 phút di chuyển trên cao tốc, không khó để mường tượng ra một diện mạo hoàn chỉnh của giao điểm thương mại thứ 2 của miền Nam đang hình thành ở trung tâm Long Thành – tỉnh Đồng Nai.

Các tuyến đường huyết mạch đi qua khu vực này như nút giao cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây với Quốc lộ 51 dự báo sự phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại, sầm uất, là đầu mối liên kết toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Nam – góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế về mọi ngành nghề theo xu hướng ổn định và bền vững.

Đón đầu sự phát triển này, xu hướng dịch chuyển nơi cư trú của các chuyên gia, cán bộ Công nhân viên trong ngành Logistic, chuyên gia các khu công nghiệp cũng sẽ không ngừng gia tăng, đó là chưa kể đến làn sóng nhân sự sẽ đổ về trung tâm Long Thành khi sân bay Quốc tế mới được đưa vào hoạt động năm 2025.  

Xét theo mức độ phát triển thực tế ở các nước tiên tiến trên thế giới, đi kèm với sự phát triển của hạ tầng sẽ là nền móng cho các khu đô thị hiện đại, sầm uất dần mọc lên, đáp ứng nhu cầu thực của các đối tượng khách hàng mua để ở hoặc giới đầu tư có tầm nhìn. Điển hình là các khu đô thị dọc theo cao tốc kết nối sân bay tại các nước như Thái Lan có thành phố Bangna, Singapore có Changi, Seoul có Incheon….

Xu hướng này cũng đã xuất hiện tại miền Nam Việt Nam trên tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Đón đầu hạ tầng, Tây Hồ Group đã hiện diện ở đây với dự án ID Junction – chọn vị trí đắc địa để thu hút nhà đầu tư và công dân toàn cầu 

Xem thêm thông tin dự án ID Junction: https://junction.com.vn/