ID Junction: Dự án có vị trí vàng vào sân bay Quốc tế Long Thành
19 Tháng 5, 2021
Vị trí vàng cách tuyến đường số 1 dẫn trực tiếp vào Cảng hàng không Quốc tế mới Long Thành chỉ 1km, nằm ngay nút giao của cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây với quốc lộ 51, dự án ID Junction sở hữu vị thế đắc địa hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và Quốc tế.
ID Junction là khu đô thị được phát triển dựa trên các tiêu chí về một phong cách sống xanh bền vững, năng động và Sở hữu vị trí giao thoa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, ID Junction nằm ở trung tâm giao thương mới của miền Nam, mở ra các cơ hội kết nối giữa các tỉnh thành, nội địa và quốc tế. Sân bay quốc tế Long Thành, cảng nước sâu, các khu công nghiệp, thành phố cảng và tuyến đường liên tỉnh nơi đây sẽ vẽ nên mảng màu mới cho miền Nam ngày mai văn minh.
Cửa ngõ chiến lược
Với vị trí vàng trung tâm của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sự xuất hiện của cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ giúp Việt Nam trở thành tâm điểm hội tụ của ngành logistics, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng và là nơi tổ chức các sự kiện toàn cầu, góp phần đẩy mạnh, đưa hình ảnh Việt Nam ra Quốc tế.
Do đó, việc xây dựng cảng hàng không Quốc tế mới Long Thành cần tiến hành song song với việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng đồng bộ để có thể kết nối sân bay với hàng loạt các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Về đường bộ, vốn đầu tư 02 tuyến đường số 1 và số 2 kết nối với cảng hàng không đã là 4.802 tỷ đồng (chi phí đầu tư xây dựng là 3.233 tỷ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng là 1.569 tỷ đồng), với diện tích cần giải phóng mặt bằng khoảng 136 ha. Trong đó, tuyến số 1 (dài 3,8km), ngoài kết nối trục chính Cảng (đầu phía Tây) với Quốc lộ 51, còn đóng vai trò là đường công vụ chính để ra vào thi công giai đoạn 1 của sân bay. Ở giai đoạn này, tuyến số 1 được đầu tư với quy mô 6 làn xe. Việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy mô hoàn chỉnh (10 làn xe chạy chính và 6 làn đô thị song hành), bề rộng mặt cắt ngang thay đổi từ 85-120m.
Về đường sắt, với vốn đầu tư dự kiến của bộ GTVT là 58,7 tỉ USD, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong 2 tuyến được thiết kế chạy vào đường trục trung tâm của sân bay Long Thành. Tuyến còn lại là đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành. Theo đó, sẽ bố trí 1 nhà ga đường sắt tốc độ cao và 2 nhà ga đường sắt nhẹ kết nối thuận lợi với các nhà ga hành khách của sân bay Long Thành.
Về kết nối đường thủy, cụ thể là Cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép, đường cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu đang là hướng kết nối tương lai giải tỏa áp lực giao thông hiện nay cho Quốc lộ 51.
Tháng 3/2020 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. UBND tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ cho phép vận dụng Điều 25, Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ để áp dụng chính sách hỗ trợ xử lý chênh lệch giữa các khung chính sách đối với các hạng mục hạ tầng. Trong đó có dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và dự án mở rộng đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 – 12 làn xe. Đây là những tuyến cao tốc huyết mạch kết nối sân bay Long Thành với các tỉnh phía Nam, và tạo mạch kết nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cụm cảng nước sâu số 5 Cái Mép – Thị Vải; đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ khi sân bay Long Thành đi vào khai thác và vận chuyển hàng hóa, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.