Tam giác vàng ngành logistics miền Nam
1 Tháng 6, 2021
Sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng phía Nam mang đến nhiều kỳ vọng tăng trưởng cho ngành logistics, đặc biệt là các tuyến đường nối liền 3 tỉnh TP.HCM - Đồng Nai - BRVT.
Những năm qua, vùng tam giác kinh tế TP.HCM - Đồng Nai - BRVT đổi thay nhanh chóng nhờ sự phát triển đồng bộ về hạ tầng. Nếu nhìn từ vi mô có thể mường tượng ra những điểm nhấn quan trọng như cảng hàng không Quốc tế mới tại trung tâm Long Thành, Đồng Nai chuẩn bị khởi công xây dựng đã tạo đà bứt phá mạnh mẽ, hay Cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép và nút giao của các tuyến đường giao thông quan trọng nhất như cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 51, tàu cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu đã mang đến những cú hích cho thị trường bất động sản nơi đây.
Trong đó, không khó để hình dung về mức độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành logistics ở vùng tam giác kinh tế phía Nam nhờ sự hiện diện của sân bay Quốc tế Long Thành trong tương lai. Trong quy hoạch hệ thống giao thông kết nối của sân bay Long Thành, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xác định là trục kết nối chính giữa sân bay này với TP.HCM- đô thị lớn nhất cả nước.
Theo dự kiến, sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2025 với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Để đáp ứng tiến độ hoàn thành và khai thác sân bay Long Thành giai đoạn 1, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục đầu tư thực hiện mở rộng gấp đôi trên chiều dài 24 km, với vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, với tâm điểm phục vụ cho sân bay quốc tế mới, nhiều tuyến đường kết nối thẳng ra sân bay thông qua Quốc lộ 51 cũng được nghiên cứu triển khai. Đơn cử như tuyến đường số 1 chạy thẳng về sân bay Long Thành có chiều dài 3,8 km kết nối trục chính của sân bay tại đầu phía Tây với quốc lộ 51 đang được thực hiện các thủ tục để chuẩn bị đầu tư. Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai, tuyến số 1 là quan trọng nhất. Bởi khi tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được xây dựng sẽ khá thuận tiện và phần lớn lượng hàng hóa sẽ ra vào sân bay theo hướng này để đi các cảng biển hay khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải ở BRVT là một trong những điểm nhấn quan trọng của ngành. Đây là cảng trung chuyển nước sâu hiện đại, được đầu tư đồng bộ, có vị trí địa lý thuận lợi vào bậc nhất ở Đông Nam Á để tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 100.000 DWT, với công suất thông qua đạt 600.000-700.000 TEU/năm. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lượng hàng hóa thông qua các cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải dự kiến chiếm ít nhất 50% tổng lượng hàng hóa qua các cảng biển cả nước.
Cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép, sân bay Quốc tế mới Long Thành và nút giao của các tuyến đường giao thông quan trọng nhất: cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 51, tàu cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chính là tam giác vàng logistics của khu vực phía Nam.
Ở khu vực phía Nam, tỉnh Đồng Nai (vùng được cho là tâm điểm của tam giác kinh tế phía Nam sau khi sân bay Long Thành được đưa vào vận hành) sẽ là tỉnh hưởng lợi nhiều nhất về logistics. Đây cũng là khu vực có giá đất biến động nhiều nhất trong một năm qua. Vốn là tâm điểm của vùng có sân bay quốc tế đang triển khai xây dựng, huyện Long Thành cũng được dự báo sẽ bứt phá mạnh mẽ trở thành nút giao logistics của toàn vùng tam giác kinh tế phía Nam trong vài năm tới.
Đón đầu xu hướng phát triển bất động sản ở thị trường trung tâm Long Thành, Nhà Phát triển Tây Hồ Group chuẩn bị quỹ đất trên 40 ha cho dự án khu đô thị iD Junction. Dự án toạ lạc ngay tam giác vàng logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách 1km để di chuyển vào tuyến đường số 1 đi vào sân bay quốc tế Long Thành; nút giao cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51. Đây là vị trí kết nối liên vùng, thông thương quốc tế thuận lợi bậc nhất và iD Junction sẽ trở thành khu đô thị kết nối logistics Hub Long Thà